Cây Dừa không còn xa lạ đối với người dân Việt, Dừa được trồng để lấy quả mang lại kinh tế khá cao và làm cảnh quan tại những khu du lịch. Dừa hiện nay được ưa chuộng chọn làm cây công trình trồng dọc các bờ biển nhằm chắn gió, chắn bão như ở các tỉnh Bình Định, Nam Định, Cà Mau, Thanh Hóa… Ngoài ra, Cây Dừa còn có rất nhiều công dụng, hãy cùng Cây Xanh Tân Thuý tìm hiểu về Cây Dừa công trình ở bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc Cây Dừa
Cây Dừa có tên khoa học là Cocos Nucifera thuộc họ Arecaceae(họ cau). Cây Dừa là một loài thực vật có nguồn gốc từ các bờ biển nhiệt đới của châu Á hoặc châu Mỹ, hiện nay Cây Dừa phân bố rộng dãi ở Maharashtra, Ấn Độ hay Rajastha….Ở Việt Nam, từ lâu Dừa đã phân bố trải dài khắp cả nước, nhiều nhất là ở các tỉnh miền Tây.
Đặc điểm
Đặc điểm hình thái Dừa công trình
Thân cây
Không phân nhánh và mọc thẳng, chiều cao trung bình của Dừa công trình là từ 15 đến 20m. Trong 4 năm đầu cây ngắn và thời gian phát triển khá chậm, thân bắt đầu cao lên khi chiều ngang phát triển đầy đủ. Đặc điểm để biết điều kiện sinh trưởng và phát triển của loài cây này là số sẹo lá trên thân Cây Dừa từ 1m trở lên.
Rễ cây
Dừa có bộ rễ bất định phát triển liên tục ở phần đáy gốc thân với thời gian nhanh và không có rễ cọc. Lúc rễ non mới ra có màu trắng sau đó dần chuyển sang màu nâu đỏ.
Lá Dừa
Thân của 1 Cây Dừa trưởng thành có tầm 30 – 35 tàu lá, chiều dài từ 5 – 6m mỗi tàu. Tàu lá gồm phần cuống và lá chét.
Hoa
Thời gian khoảng 30 – 40 tháng từ khi trồng đến khi có hoa và nở. Mỗi nách lá sẽ có một cụm hoa và hoa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng
Đặc điểm sinh thái Dừa công trình
Cây Dừa sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất nghèo dinh dưỡng, sống trong môi trường nước ngập mặn tốt nhưng phù hợp nhất là đất thịt pha cát. Cây ưa ánh nắng mặt trời cùng lượng mưa trung bình. Cây Dừa cần nơi trồng có độ ẩm 70 – 80 % thì cây mới phát triển. Thời điểm vào 2 tháng cuối năm là thích hợp để trồng Dừa.
Phân loại Dừa công trình
Có nhiều loại Dừa khác nhau được phân loại chủ yếu bởi màu sắc của Dừa và chiều cao như Dừa lùn, Dừa cao, Dừa lai.
Dừa công trình được trồng nhiều ở Việt Nam là: Dừa đại, Dừa lửa, Dừa xiêm, Dừa dứa, Dừa dâu, Dừa sáp, Dừa cảnh, …Cây sống chịu nắng, chịu hạn, chịu ngập tốt, thân cây chắc khỏe, bộ rễ tốt. Vì đặc tính chịu ngập, chịu hạn, chịu gió tốt nên Dừa được ưa chuộng chọn làm cây công trình trồng dọc các bờ biển nhằm chắn gió, chắn bão như ở các tỉnh Bình Định, Nam Định, Cà Mau, Thanh Hóa ….
Ứng dụng của Cây Dừa công trình
Xây dựng
Lá Cây Dừa phơi khô dùng để lợp mái, phần thân từ lâu đã được dùng làm cột xây dựng nhà cửa và những công trình khác.
Ngày nay những thân Cây Dừa không còn phổ biến để dựng nhà nhưng vẫn sẽ được dùng rất trong các công trình thủy lợi gọi là cừ Dừa. Cừ Dừa với đặc tính ưa nước, bền và chắc nên dùng để kè mương, gia cố, đê, đập.
Trong đời sống
Quả Dừa
có nước và cơm Dừa tươi mang rất nhiều kali giúp thanh lọc cơ thể. Trái Dừa còn dùng trong các món ăn hằng ngày bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.
Xơ Dừa, vỏ Dừa
Làm nhiên liệu đốt, chế thành các loại nguyên liệu đuổi côn trùng và muỗi. Cũng có thể dùng làm dây thừng, ruột gối, để làm bàn chải, ruột đệm….
Gáo Dừa
Dùng để sản xuất than, làm bát, gáo múc nước. Làm nhạc cụ như đàn, trống trong thủ công mỹ nghệ.
Rễ Dừa
Dùng chế biến thành các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ và làm thuốc nhuộm.
Lá Dừa
Làm các vật dụng như:, thảm, chổi, giỏ đựng đồ, nón lá,….
Cách trồng Dừa công trình và kỹ thuật chăm sóc cây
Chọn đất trồng
Gần mương nước, bồi bùn lên, có rạch để trồng Cây Dừa.
Cách trồng Dừa
Lấy cây giống cao từ 30 – 35cm trở lên. Tỉa bớt rễ, lá sau đó nhúng vào nước phân. Đặt cây vào hố rồi vun lấp đất lại.
Bón phân
Bón lót cho cây sau khi xuống giống từ 15 – 20 ngày. Bón vào đầu cuối mùa mưa. Mỗi năm bón khoảng 0,8kg – 1,5kg phân cho cây.
Chăm sóc
Giữ ẩm cho Cây Dừa bằng rơm, rạ hoặc cỏ khô cây được 1 – 3 năm tuổi. Bón phân NPK mỗi gốc 0,5kg vào năm đầu. Tưới nước 2 – 3 ngày/ lần. Xới nhẹ quanh gốc cây để bón phân, cào đất để lấp lại sau khi rải đều phân. Tưới nước cho cây để làm tan phân giúp cây dễ hấp thu và phát triển.
Đắp thêm đất vào các gốc Dừa, để rễ phát triển từ năm thứ 2 trở đi. Mỗi năm có thể bồi thêm bùn cho cây vào mùa nắng.
Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Dừa
Bị bọ Dừa tấn công thì cắt hay đốt bỏ các đọt non.Sử dụng thuốc hóa học phổ biến như Sumicidin hoặc Actara phun đều lên cây.
Dùng dao hoặc đục khoét lỗ để bắt ấu trùng đuông Dừa khi cây được 1 – 2 tuổi. Tưới nước vôi, Phun thuốc hạt Basudin lên các lỗ ấu trùng để tranh đuông Dừa .
Quy cách mua, bán Dừa công trình giá rẻ
Quy cách cây chuẩn khi khách hàng mua là: Chiều cao cây, kích thước bầu, mật độ trồng trong cảnh quan và hình ảnh, video mô tả sản phẩm. Cây Xanh Tân Thuý sẽ đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, đa dạng mẫu mã, kích thước đảm bảo khi cây khi đến tay khách hàng được khoẻ, xanh và cứng cáp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp cây xanh, cây công trình giá rẻ chúng tôi tự tin là một trong những nhà vườn uy tín hàng đầu để khách hàng lựa chọn. Hãy liên hệ Cây Xanh Tân Thuý để mua, bán Cây Dừa công trình với giá ưu đãi nhất!
Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH TÂN THUÝ
❣️ Địa chỉ: Xóm 19, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định
☎️ Hotline: 09.8686.0426 – 0946 111.420
🌐 Website: cayxanhtanthuy.com
⏰ Thời gian làm việc: 7h30 – 20h30 tất cả các ngày.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.