Cau cảnh – Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc

Cau cảnh thường không yêu cầu quá khắt khe về điều kiện đất trồng. Hơn nữa khí hậu nước ta cũng rất thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển. Cây không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn mang lại cảm giác gần gũi, thân thuộc, bình dị. Để hiểu rõ hơn về cách trồng và chăm sóc cây cau cảnh mời bạn đọc tham khảo những chia sẻ của nhà vườn Tân Thúy trong bài viết dưới đây.

Một số loại cau cảnh phổ biến hiện nay

Cau cảnh cũng có khá nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất có thể kể đến các giống cau dưới đây.

Cây cau ta

Cau cảnh - Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc
Cau ta là giống cau được trồng phổ biến tại nước ta hiện nay

Đây là giống cau quen thuộc với người dân Việt bởi giống cau này còn có các tên gọi như cau ăn trầu. Thân cau ta dạng cột với chiều cao lên đến 15m khi trưởng thành. Các lá cau đơn xài, xẻ thùy như lông chim với hoa màu trắng thơm ngát. Quả cau có hình tròn, lúc còn non là màu xanh và ngả dần sang vàng khi đã chín.

Do cây khá cao nên giống cau ta chỉ được trồng ở trước nhà, trong vườn với mục đích làm cảnh. Giống cau này không được dùng để trang trí nội thất.

Cây cau đuôi chồn

Đây là giống cau có hình dáng khá khác biệt so với những loại cau khác. Lá của nó có màu xanh, mọc xếp quanh càng dày đặc, nhỏ và dài, hình dáng nhìn giống như đuôi con chồn. Bởi vậy nên cây có tên gọi là cau đuôi chồn.

Thân cây thuộc dạng gỗ, mọc thẳng đứng, có màu xám và có dáng trụ. Cành lá thường tập trung ở phần ngọn nên rất đẹp và độc đáo. Do vậy mà cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, từ sân vườn cho đến các công trình đô thị, đường xá….

Cây cau cảnh quả đỏ

Giống cau này có thân gỗ, phân đốt và mọc thành bụi và thân có màu đỏ đặc trưng. Lá cây thường mọc thành từng tàu lớn và đối xứng với nhau. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng nên thường được trồng làm cảnh ở sân vườn hoặc bố trí tiểu cảnh.

Cau Tiểu Trâm

Cau cảnh - Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc
Cau tiểu trâm nhỏ xinh là giống cau cảnh được yêu thích

Giống cau này thường được trồng để làm cây cảnh để bàn vì nó có kích thước nhỏ nhắn, xinh xắn. Thân cây thấp và cây không ta hoa, lá cây không mọc từ thân chính. 

Cây cau lùn tứ quý

Đây cũng là một giống cau cảnh với phần thân có đường kính khá to khoảng 15 – 20cm. Điểm đặc biệt là gốc và thân to bằng nhau, phần đầu cành có các lá kép dạng lông chim.

Cây cũng nở ra những chùm hoa có màu trắng, cánh nhỏ. Sau đó khi hoa rụng sẽ có các quả giống như các loại cau thường thấy khác. Cau lùn tứ quý thích hợp để trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng.

Cau cảnh Thái Lan

Giống cau cảnh này có chiều cao trung bình khoảng 1,3 đến 2m và được dùng làm cây cảnh nội thất mà rất nhiều người ưa chuộng. Phần lá cây phát triển mạnh, có dạng kép lông chim, mọc vươn lên như một đóa hoa.

Phần bẹ lá ôm sát vào thân cây giống như những giống cau bình thường khác. Điểm đặc biệt là phần cuống lá có màu vàng tạo nên điểm nhấn bắt mắt. Thân cây khá nhỏ với đường kính chỉ khoảng 5 đến 10cm. 

Cây cau cảnh phú quý

Cau cảnh - Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc
Cau cảnh phú quý được nhiều người yêu thích

Cây cau này có thân mọc bụi với chiều cao đạt tối đa khoảng 2m và lá vẫn là lá kép chân chim màu xanh bóng. Cây mọc thẳng đứng, thường được trồng trong các chậu men sứ vuông hoặc tròn.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng cau cảnh

Cau kiểng không đòi hỏi quá kỹ về đất trồng cũng như cách chăm sóc. Dù không cần chăm bón như nhiều giống cây cảnh khác thì cau cảnh vẫn có thể phát triển xanh tốt. Đây chính là một trong những ưu điểm khiến cho nhiều người yêu thích và chọn nó làm cây cảnh.

Hướng dẫn cách nhân giống

Cau cảnh - Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc
Bạn có thể nhân giống cau cảnh bằng hạt

Muốn trồng cau cảnh bạn hoàn toàn có thể tự nhân giống cây. Tuy nhiên cách này thường tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi bạn cần nắm được kỹ thuật cơ bản. 

Bạn có thể dùng những quả cau già trên cây đã có tuổi đời từ 2 năm trở lên. Chọn những quả có màu nâu vàng, hơi khô để tách lấy hạt. Sau đó ngâm hạt trong nước khoảng 10 đến 12 tiếng. Tiếp đó bạn đem hạt đi ủ ở nơi ấm để giúp cho hạt mọc nhanh khi gieo.

Bạn cần chuẩn bị đất gieo hạt bằng cách làm nhỏ và tơi xốp đất. Bạn làm một giàn che để giúp giữ ẩm cho đất cũng như tránh được sương muối. Bởi vì cau thường được nhân giống vào thời điểm cuối năm.

Sau đó bạn lên luống với các cây có khoảng cách là 20 x 30cm với hai hoặc 3, 4 hàng trên một luống. Khi đã gieo hạt xong bạn dùng đất lấp lại ở độ sâu khoảng 1 – 1,5cm. Sau đó phủ rơm, rác mục lên để giúp giữ ẩm cho đất và tránh làm trôi đất mỗi khi tưới. Cần chú ý tưới nước thường xuyên mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Cho đến khi hạt đã mọc mầm thì tưới ngày 1 lần là đủ. 

Khi cây giống đã mọc 2 – 3 lá thì có thể bỏ giàn che và xới xáo mặt luống để làm cỏ. Chú ý bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng để cây phát triển nhanh. Sau 1 – 1,5 năm thì bạn có thể chuyển cây con để trồng trong chậu hoặc trồng vườn tùy thích.

Cách trồng cây cau cảnh

Cau cảnh - Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc
Cau cảnh có thể trồng trong nhà và cả ngoài vườn

Cau kiểng trồng không khó, để cây nhanh thích nghi, sống và sinh trưởng tốt thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau.

Cách chuẩn bị đất trồng

Bạn nên chọn đất thịt trung bình hoặc hơi nặng và có đủ dinh dưỡng. Đồng thời đất cần tơi xốp, thông thoáng để đảm bảo thoát nước tốt, tránh ngập úng.

Lưu ý là không chọn đất nhẹ, nhiều rác hay các xác thực vật mục để trồng. Vì đất này thường có giun và các mầm bệnh gây hại cho cây.

Thời điểm thích hợp để trồng cây

Cau kiểng có thể trồng được ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong năm. Vậy nhưng để cây sinh trưởng được tốt thì tốt nhất bạn nên trồng vào hai thời điểm là tháng 3 – 4 hoặc là tháng 8 – 10. Đây là thời điểm mà khí hậu, thời tiết, nhiệt độ thích hợp để cây có thể sinh trưởng mạnh (tháng 3- 4) hoặc là sinh trưởng chậm, ngừng sinh trưởng (tháng 8 – 10).

Nếu chọn trồng cây cau cảnh trong chậu thì bạn cần bón phân lót trước. Khi trồng không được trồng quá sâu vì có thể khiến cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém. Do đó hãy để cây nông, lấp đất ở gốc không quá sâu, giữ cho cây thẳng đứng và nén đất phần gốc chặt hơn để cố định cây.

Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi trồng bạn cần tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần đảm bảo đủ ẩm để cho cây bén rễ vào đất trong khoảng 10 đến 15 ngày đầu. Sau đó bạn có thể duy trì tưới mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần là đủ, tránh ngập úng cho cây. Nếu trồng trong nhà thì một tuần tưới 1 lần là đủ. Hãy đặt cây cảnh cửa sổ, ban công để cây hấp thụ đủ ánh sáng. Định kỳ khoảng 4 tháng tưới phân NPK cho cây một lần. 

Đồng thời bạn cần thường xuyên kiểm tra, quan sát nếu có các lá hư thối, vàng úa thì phải loại bỏ ngay.

Khi thấy cây cau cảnh có dấu hiệu nhiễm nấm hoặc bị vàng lá thì bạn cần phun thuốc để cải thiện và bảo vệ cây. 

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trồng và chăm sóc cau kiểng mà bạn đọc có thể tham khảo. Quá trình tự nhân giống sẽ tốn nhiều thời gian và chất lượng cũng không được đảm bảo. Vì thế nên tốt nhất bạn nên chọn mua cây giống tại các nhà vườn uy tín để cây giống đạt chuẩn, khi trồng nhanh sinh trưởng và phát triển hơn.

Nếu bạn đang cần mua cây giống cau cảnh bạn có thể chủ động liên hệ với cây xanh Tân Thúy. Tại đây chuyên cung cấp các giống cây cạnh chất lượng với giá thành hợp lý nhất. Ngay từ bây giờ bạn hãy chủ động liên hệ ngay để được nhân viên của cây xanh Tân Thúy tư vấn, báo giá cây cau cảnh nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH CÂY XANH TÂN THUÝ

❣️ Địa chỉ: Xóm 19, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định

☎️ Hotline: 09.8686.0426 – 0946 111.420

🌐  Website:  cayxanhtanthuy.com

Thời gian làm việc: 7h30 – 20h30 tất cả các ngày.

Chia sẻ ngay

Facebook
Pinterest
Twitter
Email
Skype

Bài viết liên quan

Lên đầu trang