Cây bắt ruồi hay còn được gọi là cây bẫy kẹp. Đây là một loại “cây ăn thịt” được các bạn trẻ rất yêu thích hiện nay. Bởi loài cây này khác hẳn với những loại cây cảnh thông thường. Để biết được sự khác biệt này như thế nào, cây bẫy kẹp có gì thú vị thì bạn đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
ToggleCây bắt ruồi là cây gì?

Cây bắt ruồi còn có tên gọi khác là cây bẫy kẹp có tên tiếng Anh đầy đủ là Dionaea muscipula.
Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây bắt ruồi
Cây bẫy kẹp là loại thực vật ăn thịt có nguồn gốc từ phía Đông Hoa Kỳ, bang Bắc Carolina và Nam carolina. Nó thường được tìm thấy ở những vùng đất ngập nước cận nhiệt đới.
Khác với những loài thực vật thông thường, cây bẫy kẹp có khả năng bắt mồi nhờ cấu trúc dạng bẫy kẹp của lá. Hiện nay cây được phân bố nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, cây có mặt ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An….
Đặc điểm của cây bắt ruồi

Người ta trồng cây bắt ruồi không chỉ để làm cảnh mà còn có công dụng bắt các loại côn trùng trong nhà. Cây bẫy kẹp có những đặc điểm nổi bật như:
- Thân cây nhẵn gầy, cao từ 5 đến 30cm.
- Lá cây có cuống dẹt, rìa hình trái tim, cuối phiến lá là 2 thùy đính với nhau ở gân giữa tạo nên cấu tạo cái bẫy kẹp.
- Hai thùy này có thể chuyển động khá nhanh, nó sẽ đóng lại ngay lập tức khi con mòi lọt vào.
- Phần rìa ngoài của thùy được bao quanh bởi những sợi ria dài, cứng. Trông nó khá giống với hình ảnh lông mi đan lại với nhau để có thể kẹp chặt con mồi ở bên trong.
- Cây bẫy kẹp có hoa màu tím nhạt, dài, khá nhỏ, thường nở vào tháng 3 tháng 4 hàng năm.
Điều đặc biệt của loại cây này chính là sống được trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng. Nó có thể đổi cơ chế thành kẻ săn mồi để bổ sung thêm dinh dưỡng để tự nuôi sống mình.
Thông thường khi muốn thu hút con mồi thì loài cây này sẽ tạo ra mùi hương để quyến rũ chúng. Sau đó khi con mồi đã lọt vào trong bẫy kẹp, cử động của nó sẽ kích thích và khiến cây khép lại.
Lá của cây sẽ uốn xong về sau khiến cho bề mặt của chúng lồi lên. Khi cây đóng cái bẫy này lại thì sẽ giải phóng năng lượng ở dạng sức bật. Lúc này lá cây sẽ chuyển từ hình lồi sang hình lõm, hai chiếc lá lập tức đóng lại và con mồi bị kẹt ở bên trong.
Công dụng của cây bắt ruồi

Công dụng chính của cây bẫy kẹp chính là để bắt ruồi, bắt côn trùng. Nhờ đó không gian sống của bạn được an toàn hơn khi không phải dùng nhang muỗi hay các loại thuốc xịt hóa học gây độc hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó thì đây cũng là một loại cây cảnh độc đáo mang vẻ đẹp độc lạ. Không giống như loài hoa bình thường, khi ngắm nhìn cây bẫy kẹp bắt con mồi thì cũng phần nào giúp bạn thư giãn hơn. Chính vì thế mà ngày nay loại cây này thu hút được không ít bạn trẻ lựa chọn để trồng.
Cây có màu sắc bắt mắt nên bạn có thể trồng trong chậu, trong lọ thủy tinh… để trang trí cho ngôi nhà hoặc văn phòng làm việc. Hoặc treo các chậu cây này ở cạnh cửa sổ, làm cây cảnh ban công, đặt ở cửa ra vào đều rất thích hợp vừa ngăn muỗi, ruồi bay vào nhà.
Hướng dẫn cách trồng cây bẫy ruồi

Để trồng cây bắt ruồi trước hết bạn phải mua cây giống ở những nhà vườn hoặc cửa hàng cây xanh uy tín. Tuyệt đối không lấy cây ở nơi hoang dã về trồng.
Chuẩn bị chậu cây
Phần rễ cây bắt ruồi tương đối dài nên bạn phải chuẩn bị chậu trồng có kích thước đủ sâu. Ít nhất chậu sẽ cần sâu khoảng 10cm để rễ có thể phát triển được.
- Bên cạnh đó nếu có điều kiện thì bạn nên chọn chậu cách nhiệt bởi rễ cây khá nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ.
- Nêu ưu tiên chậu đất nung không tráng men và có các lỗ nhỏ liti để rễ cây dễ thở hơn. Hoặc là chậu đất nung sâu có lỗ dưới đáy cũng được.
Chuẩn bị đất
Cây bắt ruồi ưa sống ở môi trường ẩm ướt, đất nghèo dinh dưỡng có tính axit. Độ Ph lý tưởng là từ 4.9 đến 5.3. Hỗn hợp đất thích hợp là dùng 5 phần rêu than bùn sphagnum trộn với 3 phần cát silica và 2 phần đá trân châu. Hỗn hợp này có thể giúp cây sinh trưởng tốt và phát triển khỏe mạnh.
Tuyệt đối không trồng cây bằng đất hữu cơ hoặc đất trồng cây thông thường. Vì loại đất này không thích hợp, khiến cây bị cháy rễ và chết cây. Đồng thời bạn cũng không nên bón phân bởi cây không ưa dinh dưỡng.
Nơi trồng cây thích hợp

Khi trồng cây bắt ruồi thì bạn phải để ở nơi có nhiều nắng mặt trực trực tiếp chiếu rọi. Bởi vì trong suốt quá trình sinh trưởng thì cây cần được chiếu sáng khoảng 12 tiếng mỗi ngày để quang hợp và ra hoa. Cây càng hấp thụ được nhiều ánh nắng thì càng khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.
Ngoài ra bạn còn cần đặt cây ở nơi cách xa các luồng gió, những khu vực có nắng không có gió là lý tưởng nhất. Nếu đặt cây trong nhà thì bạn nên chọn cửa sổ hướng Đông, hướng Tây hoặc hướng Nam.
Hướng dẫn chăm sóc cây bắt ruồi
Quá trình chăm sóc cây bắt ruồi sẽ phức tạp hơn các loại cây thông thường một chút.
Về nước tưới cho cây
Ở thời kỳ sinh trưởng của cây, bạn sẽ cần phải tưới nhiều nước hơn và cho cây hấp thụ nhiều ánh nắng hơn. Nước tưới cho cây thì phải là nước tinh khiết, nước cất, nước khử ion hoặc là nước mưa.
Không dùng nước máy vì nó làm tăng khả năng bị bệnh, độ Ph cao khiến cây dễ bị chết hơn. Ngoài ra cần lưu ý không được để cho đất khô hoàn toàn trong mùa sinh trưởng. Phải đảm bảo cho cây luôn ẩm nhưng không được ướt sũng.
Thời kỳ ngủ đông của cây là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lúc này bạn cần giảm lượng nước tưới cho cây khoảng 10 – 14 ngày tưới 1 lần. Khi tưới nên tưới vào buổi sáng, đừng tưới quá nhiều mà chỉ nên tưới khi đất quanh gốc bắt đầu khô.
Về nhiệt độ cho cây
Nếu trồng cây ngoài trời thì nhiệt độ không được thấp hơn -1 độ C. Nếu thời tiết có băng giá thì bạn phải chú ý che phủ để bảo vệ cây. Hoặc bạn cũng có thể đem cây vào nhà đặt trên cửa sổ khi thời tiết chuyển đông.
Cắt tỉa cho cây

Bạn cần cắt tỉa để cây bắt ruồi phát triển được khỏe mạnh. Loại bỏ đi những lá bị chế, lá chuyển sang màu nâu vàng úa. Bạn hãy dùng kéo để cắt cho an toàn và tránh làm tổn thương những lá còn xanh tốt.
Một số lưu ý khác
Ngoài những hướng dẫn chăm sóc trên thì bạn còn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không cần cho cây ăn côn trùng bởi cây không yêu cầu cao về dinh dưỡng.
- Đôi khi bẫy kẹp có thể không khép lại nếu như thứ bên trong không động đậy. Do đó bạn tuyệt đối không bỏ vào bẫy những con mồi đã chết.
- Không cho cây ăn những thức ăn lạ như là mẩu bánh vì có thể giết chết cây.
- Nếu thấy cây quá chật chội trong chậu cũ thì bạn có thể chuyển cây sang chậu mới rộng hơn.
- Không chạm vào bẫy cây vì sẽ khiến nó tiêu tốn năng lượng không cần thiết. Nếu bạn động vào mà bẫy cây không có gì để ăn thì sẽ phải mất đế 2, 3 tuần để những chiếc bẫy này mở lại.
Trên đây là những thông tin về cây bắt ruồi mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên của nhà vườn Tân Thúy sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc giống cây cảnh độc lạ này được tốt hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH TÂN THUÝ
❣️ Địa chỉ: Xóm 19, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định
☎️ Hotline: 09.8686.0426 – 0946 111.420
🌐 Website: cayxanhtanthuy.com
⏰ Thời gian làm việc: 7h30 – 20h30 tất cả các ngày.