Cây lưỡi rắn là một loại cỏ dại mọc hoang ven đường. Tuy nhiên đây thực tế lại là một trong những loại dược quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy cây cỏ lưỡi rắn dùng để điều trị bệnh gì, cách dùng ra sao? Hãy cùng với cây xanh Tân Thúy tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
ToggleĐặc điểm của cây lưỡi rắn

Cây lưỡi rắn có tên khoa học là Oldenlandia corymbosa thuộc họ Cà phê. Ở nước ta cây còn được biết đến với các tên gọi như cỏ lưỡi rắn, vương thái yô, cóc mẳn, đơn thảo….
Đây là giống cây có dạng thân thảo, mọc sà sát mặt đất. Thân cây phân nhánh rất nhiều, dài khoảng 30 đến 40cm, không có lông. Thân cây khi còn non có tiết diện vuông, màu nâu tím hoặc màu xanh. Khi thân già sẽ có tiết diện tròn, có màu nâu.
Lá cây là lá đơn, mọc đối xứng với nhau, phần phiến lá thuôn hẹp, hai đầu nhọn, mặt trên màu xanh đậm. Lá chỉ có gân chính là nổi rõ và có hình lông chim, phần cuống lá ngắn và có lá kèm.
Hoa cỏ lưỡi rắn là xim mang 2 đến 4 hoa ở nách lá, đôi khi có ở ngọn cành. Những bông hoa nhỏ, có màu trắng hoặc là tím nhạt. Hoa đều, lưỡng tính, có 4 lá đài màu xanh và chia 4 thùy thành hình tam giác hẹp chiều dài khoảng 1mm.
Phần nhị hoa rời, đính ở đáy ống tràng và xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị có chiều dài bằng với bao phấn, bao phấn có hình bầu dục, màu nâu, đính giữa, nứt dọc và hướng trong. Hoa có một vòi nhụy rất ngắn có màu trắng và nhiều gai nạc.
Sau khi hoa tàn thì sẽ có quả, quả là quả nang và có 2 thùy cạn. Mặt ngoài quả có 4 gân, đài tồn tại. Khi còn non thì quả có màu xanh và khi già thì chuyển sang màu vàng nhạt. Bên trong quả có nhiều hạt nhỏ màu nâu vàng.
Cỏ lưỡi rắn phân bố ở hầu khắp các tỉnh thành nước ta. Thường gặp nhất là vùng bình nguyên hoặc những nơi có độ cao khoảng 3m.
Loài cây này ưa sáng và ẩm, ở nước ta bạn có thể bắt gặp ở những vùng đất hoang, vườn hoặc là ruộng cao, nương rẫy. Cây lưỡi rắn có thể sống được ở nhiều loại đất khác nhau.
Cây sinh trưởng nhanh vào mùa hè và sẽ tàn lụi trước khi mùa đông đến. Hình thích sinh sản của cây là khi quả già sẽ tự mở để phát tán hạt ra xung quanh và phát triển thành cây mới.
Những tác dụng của cây lưỡi rắn

Toàn bộ cây lưỡi rắn được dùng để làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi mật, lợi tiểu và chữa rắn cắn. Thành phần acid geniposidic có trong cây có tác dụng tẩy xổ.
Người ta thường dùng cây để điều trị tình trạng sốt cao, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn có một số bệnh lý như là viêm gan, vàng da, đau bụng do sỏi mật. Hoặc là các bệnh về đường tiết niệu, ho viêm họng….
Tác dụng dược lý của loại cỏ lưỡi rắn này đã được khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Cụ thể:
Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn
Mặc dù tác dụng kháng khuẩn không mạnh, tác dụng yếu với tụ cầu vàng và trực khuẩn kỵ nhưng nó lại có tác dụng đáng kể khi nghiên cứu trên thỏ bị viêm ruột thừa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơ chế kháng viêm có thể là do cây tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể để làm tăng hoạt lực tế bào thực bào. Nhờ đó có thể tăng chức năng miễn dịch không đặc hiệu.
Bên cạnh đó cây lưỡi rắn còn được ghi nhận bởi khả năng tăng cường chức năng của vỏ thượng thận. Nhờ đó tăng cường được khả năng chống viêm.
Tác dụng giảm độc tố của rắn độc
Đã có những nghiên cứu thực nghiệm trên chuột bị rắn độc cắn, sau đó uống dịch chiết từ cây lưỡi rắn. Kết quả cho thấy giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể so với nhóm không uống.
Tác dụng bảo vệ gan
Một nghiên cứu tại Ấn Độ đã cho thấy cỏ lưỡi rắn có tác dụng bảo vệ gan và lợi mật. Nghiên cứu này đã sử dụng chiết xuất methanol có trong cỏ lưỡi rắn để thí nghiệm trên chuột Wistar. Kết quả đã chứng minh được công dụng bảo vệ gan và lợi mật này.
Những bài thuốc điều trị bệnh bằng cây lưỡi rắn

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn được dùng trong nhiều bài thuốc khác nhau, từ dạng uống đến đắp ngoài da. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Dùng cỏ lưỡi rắn chữa viêm ruột thừa cấp đơn thuần, viêm phúc mạc nhẹ
Với những người bị viêm ruột cấp thừa đơn thuần hoặc viêm phúc mạc nhẹ cũng có thể dùng cây lưỡi rắn để cải thiện. Bạn cần chuẩn bị khoảng 60g cỏ lưỡi để sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần và lưu ý dùng hết trong ngày.
Chữa chứng sốt cao
Với những trường hợp bị sốt cao thì bạn cần chuẩn bị 30g cỏ lưỡi rắn khô. Sau đó đem sao vàng hạ thổ hoặc là sắc với 600ml nước. Đun nhỏ cho đến khi nước cạn còn khoảng 300ml thì chia làm 3 lần để uống hết trong ngày.
Bài thuốc chữa rắn cắn
Dân gian đã lưu truyền những bài thuốc chữa rắn cắn bằng cây lưỡi rắn từ lâu. Cách sử dụng bạn có thể tham khảo cách dùng như sau:
Chuẩn bị khoảng 100g cỏ lưỡi rắn tươi rửa sạch và giã nát. Sau đó bạn vắt lấy nước cốt rồi uống, phần bã thuốc thì đắp lên vết rắn cắn và băng lại.
Chú nên uống khoảng 2 – 3 lần, những lần sau có thể tăng liều lượng lên 200g. Sau khi uống bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức đỡ hẳn và cũng ngủ được.
Mặc dù cỏ lưỡi rắn có tác dụng nhưng đây chỉ là biện pháp sơ cứu, giúp giải độc ban đầu. Khi bị rắn cắn thì bạn vẫn cần đến cơ sở y tế để được điều trị cho hiệu quả và an toàn.
Chữa ho, viêm họng, giảm đau nhức xương khớp

Bạn lấy 20g lá lưỡi rắn khô và 80 lá lưỡi rắn tươi đem đi sao vàng hạ thổ. Sau đó bạn hãm với 1 lít nước, cách hãm như hãm trà uống. Ủ như vậy khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước uống hết trong ngày.
Trị viêm tiết niệu, bí tiểu
Đối với những người bị viêm tiết niệu, bí tiểu thì cần lấy 80g lá lưỡi rắn tươi đem rửa sạch. Sau đó bạn cho vào khăn mỏng, thêm một chút nước và vắt lấy nước cốt để uống. Khi uống nước này bạn có thể thêm một chút đường để hòa cho đều sẽ giúp dễ uống hơn.
Cách này vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mà và lợi tiểu. Đồng thời khắc phục hiệu quả tình trạng viêm tiết niệu, bí tiểu.
Trị viêm gan, vàng da
Bạn chuẩn bị 30g cây lưỡi rắn, 15g cam thảo, 25 hạ thảo. Sau đó đem tất cả đi sắc với một lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi rắn

Có thể thấy cây lưỡi rắn có nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe. Hơn nữa việc trồng cây cũng khá dễ dàng. Bởi vậy mà không có lý do gì bạn lại không trồng vài khóm cỏ lưỡi rắn trong sân vườn nhà mình.
Hướng dẫn cách trồng
Đầu tiên bạn có thể chọn những cây giống to, bụ bẫm, không có sâu bệnh nếu như chọn trồng bằng cây giống. Trường hợp bạn gieo hạt thì nên ngâm nó trong nước ấm khoảng 20 đến 30 phút. Sau đó vớt hạt ra rồi trộn hạt giống với cát và tiến hành gieo trồng như bình thường.
Cây lưỡi rắn có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất ít dinh dưỡng. Do đó bạn có thể chuẩn bị đất không cần quá kỹ. Quan trọng là cần xử lý đất trước để tránh sâu bệnh.
Tiếp đó bạn lên luống rồi tạo lỗ và tiến hành gieo hạt. Lấp một lớp đất mỏng để phủ kín hạt rồi tưới nước tạo độ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây lưỡi rắn
Sau khi trồng bạn cần thường xuyên tưới nước để đất có đủ độ ẩm cần thiết cho cây sinh trưởng. Tuy nhiên không được tưới quá nhiều để tránh gây ngập úng cho cây.
Ngoài ra bạn có thể bón thêm phân cho cây để có đủ dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
Chú ý phòng ngừa sâu bệnh cho cây mặc dù cỏ lưỡi rắn rất ít khi bị sâu bệnh hại tấn công nhưng bạn không nên chủ quan.
Trên đây là một vài chia sẻ của cây xanh Tân Thúy về cây lưỡi rắn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích để bạn có thể trồng loại dược liệu này một cách thuận lợi nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH TÂN THUÝ
❣️ Địa chỉ: Xóm 19, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định
☎️ Hotline: 09.8686.0426 – 0946 111.420
🌐 Website: cayxanhtanthuy.com
⏰ Thời gian làm việc: 7h30 – 20h30 tất cả các ngày.