Với hình dạng như những chiếc tháp, cây tùng tháp có giá trị về mặt thẩm mỹ cao. Đặc biệt là chúng mang tới chút dư vị của mùa đông và hình ảnh của những đất nước có thời tiết lạnh giá qua hình dáng những chiếc lá kim và dáng cây đẹp như các loại cây thông Giáng Sinh.
Mục Lục
ToggleThông tin chung về cây tùng tháp

Nguồn ngốc
Cây tùng tháp hay còn gọi là tùng lá kim, bút tùng, thông tìm. Tên gọi này đều được xuất phát từ hình dạng đặc biệt của loại cây này. Cây tùng tháp là loại tùng được người Việt gọi với nhiều cái tên đặc biệt khác như ngọc tùng, tùng xà,…
Tùng tháp có nguồn gốc từ những các châu Á, Bắc Âu như Nga, Nhật, Trung Quốc. Sau đó cây được các thương nhân mang vào Việt Nam từ thế kỷ 18, ban đầu loại cây này được trồng cho những điền chủ người châu Âu sau đó được nhân rộng ra nhiều nơi. Loại cây này được trồng từ thành thị tới nông thôn, từ nam ra bắc và đa dạng vùng miền tại nước ta.
Đặc điểm hình thái
Thân cây tùng tháp có màu nâu, sần sùi với lớp vỏ ngoài dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng. Cành cây khi còn nhỏ rất dẻo, nên uống ngay từ khi nhỏ sẽ dễ dàng cho việc tạo hình của cây. Cây có độ cao khoảng 25m, đường kính thân khoảng 60cm. Lá cây phát triển thành từng búi lá, thường cây sẽ có 2 loại lá là lá hình vảy hoặc lá hình kim ngắn. Cây không có hoa.
Đặc điểm sinh trưởng
Nếu nhìn bao quát thì sẽ thấy tùng tháp toát lên vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã tựa như những ngọn núi nhỏ. Loại cây này cũng thích nghi với điều kiện ánh sáng toàn phần với thời gian và cường độ chiếu sáng cao. Cây có thể sống được tại môi trường đất kiềm và axit. Chịu được nhiệt độ cao và chịu hạn dài ngày nhưng không chịu được úng.
Tùng tháp rất phù hợp để trồng cây công tình, cây ngoại thất và tạo cảnh quan cho không gian xung quanh.
Ý nghĩa và công dụng của cây

Cây tùng tháp được trồng nhiều tại nước ta với nhiều ý nghĩa, công dụng đặc biệt đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất trong các yêu cầu về tạo hình và phù hợp với kiến trúc. Ngoài ra loại cây này cũng có nhiều tác dụng tuyệt vời khác.
- Trồng làm cây công trình đô thị: Tùng tháp được trồng ven đường đi, dải phân cách, lối đi, tạo thành các bức tường, dải phân cách xanh,… Với khả năng sinh trưởng và phát triển với nhiều kiểu thời tiết khắc nghiệt và tán cây xanh quanh năm nên được ứng dụng trồng tại nhiều công trình.
- Cây tùng tháp tạo cảnh quan cho các khuôn viên nhà hàng, khách sạn,…: Các cơ quan, nhà hàng hay khách sạn, các khu nghỉ dưỡng là nơi nhiều người qua lại, cũng là những nơi cần sự yên tĩnh. Với lá cây nỏ, tán nhỏ, cây tùng tháp tạo nên sự yên tĩnh và dáng vẻ lịch sự, sang trọng. Ở nhiều cơ quan, công ty, phía trước hay bên lối đi thường được trồng 1 hàng tùng tháp với chiều cao tương đồng nên khi nhìn từ xa rất giống một đội ngũ lễ tân ngay ngắn, chỉnh tề.
- Cây tùng tháp cũng là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm, cho sức sống mãnh liệt. Cây có các chùm lá nhọn hướng lên trên như những lưỡi giáo bảo vệ cho không gian phía sau. Bên cạnh đó với hình tháp, hình chóp kiếm mạnh mẽ, mang nét uy nghiêm nên cây cũng có ý nghĩa bảo vệ rất mạnh trong phong thủy.
Cách chăm sóc cây tùng tháp

Cây tùng tháp là một loại cây có sức sống rất dẻo dao. Cây gần như không có sâu bệnh hay nấm mốc. Điều cần làm khi chăm sóc cây chính là tưới nước đều sau khi trồng xong. Tiến hành tưới nước định kỳ để giúp duy trì độ ẩm cho cây. Bên cạnh đó cũng cần chú ý bón phân với tần suất 1 năm 3 lần vào mùa xuân, mùa hạ và mùa thu cho cây tùng tháp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH TÂN THUÝ
❣️ Địa chỉ: Xóm 19, Điền Xá, Nam Trực, Nam Định
☎️ Hotline: 09.8686.0426 – 0946.111.420
🌐 Website: cayxanhtanthuy.com
⏰ Thời gian làm việc: 7h30 – 20h30 tất cả các ngày.